Lịch sử Cua Cà Mau

Những năm đầu giải phóng, vùng đất ngâp mặn ven biển của Cà Mau đa phần còn hoang hóa, ít bóng người nên cua biển cùng với nhiều loài thủy sản khác ở Cà Mau thì nhiều vô số kể. Vào những ngày nước rong (khoảng thời gian rằm và 30 âm lịch hàng tháng) thì cua, tôm, cá kèo… cứ đua nhau đi gần như đặc những tuyến sống. Thời ấy, những ông chủ hàng đáy sau khi đổ đục thì lúc nào cũng có 4 đến 10 cần xé (loại từ 50 đến 100kg) cua. Cua lớn có, cua nhỏ có. Chủ hàng đáy chỉ bắt những loại cua gạch son để bán cho được giá, còn những loại cua ốp (ít gạch) hoặc cua nhèm (cua nhỏ) thì đập chết để chúng khỏi đi vào hàng đáy nữa hoặc cứ đổ bỏ xuống sông.

Cua biển con phần lớn được sinh sản ngoài cửa biển rồi theo con nước, cua lần vào các nhánh sông, rạch, ao, đầm thuộc vùng nước mặn, lợ để đào hang sinh sống, trú ngụ. Ngoài việc đóng đáy, ngư dân còn giăng câu, đặt rập, đào hang để bắt cua. Cua thiên nhiên nhiều nhất ở vùng rừng ngập mặn Cà Mau. Khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch hàng năm là mua cua hội, cua tìm đến bạn tình để trao duyên. Thời điểm này cua rất ngon, đầy gạch và chắc thịt.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cua Cà Mau http://www.boldsystems.org/index.php/TaxBrowser_Ta... //doi.org/10.1111%2Fj.1365-2109.2004.01089.x http://doi.org/10.1111/j.1365-2109.2004.01089.x http://www.vietlinh.com.vn/kithuat/thuysankhac/cua... https://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwt... https://www.gbif.org/species/5863635 https://www.inaturalist.org/taxa/570211 https://www.irmng.org/aphia.php?p=taxdetails&id=11... https://www.marinespecies.org/aphia.php?p=taxdetai... https://camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=dl.chit...